GÓC TƯ VẤN

    Đăng ký tư vấn





    OTIT (Organization for Technical Intern Training) là Cơ quan quản lý thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Tổ chức OTIT trực thuộc chính phủ, có quyền pháp lý được quy định rõ ràng. Tổ chức này có chức năng chính là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng, giám định và chấp nhận các đơn vị tiếp nhận đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập sinh kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý (Nghiệp đoàn) và tổ chức thực hiện (Công ty tiếp nhận).

    JITCO là đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, mục đích của tổ chức JITCO là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của thực tập sinh ở Nhật Bản. Tuy nhiên, đơn vị này không thuộc chính phủ mà chỉ là tổ chức công ích, do vậy quá trình hoạt động cũng như giám sát hoàn toàn không có quyền hạn pháp lý cũng như chế tài xử phạt

    được chính phủ quy định. Chính điều này nên tổ chức OTIT được thành lập và thay thế JITCO từ ngày 01/11/2017. 

    Website chính thức của OTIT: http://www.otit.go.jp

    Nghiệp đoàn Nhật Bản hiểu theo cách đơn giản nhất: là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động ở Nhật Bản. Ở Nhật, mỗi xí nghiệp, công ty từ nhỏ cho đến các doanh nghiệp lớn cũng đều có nghiệp đoàn. Tổ chức này có vai trò rất rõ ràng trong quá trình tuyển dụng lao động là người nước ngoài của doanh nghiệp Nhật.

    Khi các doanh nghiệp Nhật Bản muốn tuyển dụng lao động nước ngoài sẽ gửi thông tin đến nghiệp đoàn địa phương và mọi quá trình tuyển dụng sẽ đều thông qua nghiệp đoàn này. Nghiệp đoàn và các doanh nghiệp sẽ trao đổi các tiêu chí tuyển chọn lao động để thống nhất thông tin tuyển dụng và gửi đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Như vậy, thực tập sinh khi sang làm việc tại Nhật Bản sẽ đều phải thông qua nghiệp đoàn.

    Vai trò của nghiệp đoàn đối với thực tập sinh:

    • Liên hệ tuyển dụng lao động
    • Phái cử người sang Việt Nam trực tiếp tổ chức thi tuyển lao động
    • Tổ chức đào tạo kỹ năng cho TTS ngay khi nhập cảnh theo đúng quy định (tiếng Nhật, kiến thức chung về cuộc sống, văn hóa, pháp luật Nhật Bản, kiến thức chuyên môn từng ngành nghề…)
    • Thực hiện việc giám sát, kiểm tra các xí nghiệp tiếp nhận TTS ít nhất 3 tháng/lần
    • Trong 1 năm đầu tiên TTS ở Nhật Bản, nghiệp đoàn phải đến hỏi thăm, hướng dẫn TTS ít nhất 1 tháng/lần
    • Bảo vệ quyền lợi người lao động

    Một số nghiệp đoàn lớn và uy tín tại Nhật Bản: KANSAI-KEIYUKAI, HITACHI, SHISUTEMU-SANRAIZU, SAKURA, NISHINIHON, FUJI…

    Công ty phái cử (tiếng Nhật gọi là 送り出し機関 – Okuridashi kikan) là công ty có nhiệm vụ môi giới lao động sang nước ngoài làm việc theo các chương trình của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (LĐTB&XH). Để trở thành một công ty phái cử, các công ty này cần phải được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này. 

    Ngoài tên công ty phái cử hay công ty XKLĐ, các công ty này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như phái cử Việt Nam, đơn vị phái cử, tổ chức phái cử, phái cử, doanh nghiệp phái cử,…

    Để tra cứu các công ty phái cử có giấy phép, chỉ cần vào website của Cục quản lý lao động ngoài nước (http://www.dolab.gov.vn), chọn mục “Danh sách doanh nghiệp được cấp phép”.

    Vai trò của công ty phái cử đối với thực tập sinh:

    • Tiếp nhận nguyện vọng đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản của người lao động.
    • Tổ chức sơ tuyển và tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các xí nghiệp nước đối tác Nhật Bản.
    • Tổ chức thi tuyển, phỏng vấn cho thực tập sinh
    • Tổ chức đào tạo tiếng Nhật, các chương trình huấn luyện, rèn luyện kỹ năng cho thực tập sinh trước khi phái cử.
    • Hỗ trợ thực tập sinh hoàn thiện hồ sơ xin tư cách lưu trú, visa và các thủ tục nhập cảnh Nhật Bản.
    • Thu phí từ thực tập sinh và báo cáo tài chính với chính phủ Việt Nam.
    • Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phái cử và quản lý thực tập sinh (lao động) Việt Nam trong suốt thời gian họ làm việc ở Nhật Bản.
    • Làm thủ tục, hồ sơ kết thúc hợp đồng sau khi thực tập sinh về nước.

    Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người

    lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.

    Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB. Website: http://www.dolab.gov.vn/

    Một số nhiệm vụ chính của Phòng Nhật Bản – Cục Quản lý Lao động ngoài nước là:

    • Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
    • Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
    • Thẩm định, trình Bộ cấp, đổi và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
    • Chỉ đạo, tổ chức công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

    Việt Nam chính thức đưa thực tập sinh sang tu nghiệp tại Nhật Bản từ năm 1992 trong khuôn khổ bản ghi nhớ về “Chương trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản” đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO). Thông qua Chương trình này, Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nghề nhằm giúp thanh niên Việt Nam nâng cao tay nghề, tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại để khi trở về nước góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đất nước.

    Cho đến nay, có hơn 200 doanh nghiệp phái cử Việt Nam uy tín, đủ điều kiện được JITCO chấp thuận đưa thực tập sinh sang tu nghiệp tại Nhật Bản. Hiện, thực tập sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy sản, xây dựng, nông nghiệp, đóng tàu biển… tại hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng Gifu, Konto, Kansai, Aichi, Hiroshima…

    Từ năm 2020 Nhật Bản chính thức nới rộng từ 66 lên 77 ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài. 7 lĩnh vực chính tiếp nhận TTS là: Nông nghiệp, Ngư nghiệp, Xây dựng, Chế biến thực phẩm, Dệt may, Cơ khí và kim loại và Các ngành nghề khác.

    Thời gian thực tập tại Nhật Bản tối đa không quá 3 năm và được chia làm 2 giai đoạn.

    – Giai đoạn thứ nhất (thời gian 1 năm)

    Ở giai đoạn này, thực tập sinh sau khi nhập cảnh Nhật Bản sẽ phải tham gia khoá đào tạo tập trung với thời gian 1-2 tháng tại đoàn thể tiếp nhận (tuỳ thuộc vào thời gian thực tập sinh đƣợc đào tạo trƣớc khi đi). Sau khi kết thúc khoá đào tạo tập trung, thực tập sinh sẽ chuyển sang giai đoạn thực tập kỹ năng tại doanh nghiệp tiếp nhận với tư cách lưu trú là “Thực tập sinh kỹ năng số 1-B”. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp ký hợp đồng lao động với người thực tập sinh trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp.

    – Giai đoạn thứ 2 (thời gian 02 năm)

    Để chuyển sang giai đoạn thực tập năm thứ 2, năm thứ 3, thực tập sinh phải thi đậu kỳ kiểm tra trình độ kỹ năng theo đúng ngành nghề đã được thực tập năm thứ nhất. Sang giai đoạn này, thực tập sinh được cấp tư cách lưu trú là “Thực tập sinh kỹ năng số 2-B”. Sau khi kết thúc năm thứ 3, thực tập sinh sẽ được công nhận hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng và trở về nước.

    Thời gian làm việc

    Thời gian lao động là thời gian tính từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc công việc, trừ thời gian nghỉ giải lao. Thời gian đi đƣờng không tính vào thời gian lao động. Theo tiêu chuẩn lao động, thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và không quá 40giờ/tuần. Khi thực tập sinh làm việc vƣợt quá thời gian lao động theo quy định thì sẽ đƣợc tính làm thêm giờ.

    Chế độ lương

    Thực tập sinh thực tập kỹ năng tại công ty tiếp nhận Nhật Bản được hưởng trợ cấp 50-60.000 yên/tháng trong thời gian tu nghiệp (01 tháng đầu) và tiền lương theo hợp đồng. Mức tiền lương trong hợp đồng không thấp hơn mức lương tối thiểu đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quy định. Tiền lương sẽ được công ty chuyển hàng tháng vào tài khoản của thực tập sinh.

    (Xem thêm về mức lương tối thiểu vùng: Mức lương cơ bản vùng của Nhật Bản mới nhất năm 2021)

    Thực tập sinh khi được công ty yêu cầu làm thêm giờ sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ, bằng 1,0 – 1,6 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng.

    Thực tập sinh khi làm việc tại Nhật Bản sẽ phải đóng thuế và các loại bảo hiểm. Thực tập sinh sẽ bị khấu trừ từ tiền lương để đóng thuế và bảo hiểm. Ngoài ra, trong hợp đồng với công ty tiếp nhận Nhật Bản có yêu cầu thực tập sinh tự chi trả các loại tiền như: nhà ở, tiền điện, gas… thì cũng sẽ khấu trừ từ tiền lương của thực tập sinh.

    Chế độ bảo hiểm

    Khi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, thực tập sinh phải tham gia bảo hiểm và nộp thuế. Tuy nhiên, mức phí đóng bảo hiểm, thuế của từng vùng khác nhau căn cứ theo thu nhập, mức sống của từng địa phương và quy định của Hiệp hội bảo hiểm, Liên hiệp bảo hiểm.

    – Bảo hiểm tai nạn lao động: Là loại bảo hiểm để bồi thường cho người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động. Trong trường hợp thực tập sinh bị tai nạn khi làm việc, bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, bị mắc bệnh nghề nghiệp… sẽ được chi trả tiền bảo hiểm như chi phí điều trị, phí đền bù nghỉ việc (một phần tiền lương của những ngày không thể làm việc).

    Ngoài ra, khi tham gia loại bảo hiểm này, thực tập sinh sẽ được hưởng trợ cấp trong các trường hợp sau: Bị thương tích, bệnh tật: hưởng trợ cấp nghỉ an dưỡng, trợ cấp nghỉ việc khi không thể tiếp tục làm việc, trợ cấp lương hưu, bồi thường thương tật, trợ cấp cho người chăm sóc; Bị tàn tật: hưởng trợ cấp tàn tật; Bị tử vong: hưởng trợ cấp tử vong, chi phí tang lễ.

    – Bảo hiểm công cộng: gồm bảo hiểm tuyển dụng và bảo hiểm sức khỏe

    Bảo hiểm tuyển dụng: Là loại bảo hiểm được chi trả trong trường hợp thất nghiệp. Số tiền bảo hiểm được hưởng khác nhau tùy thuộc vào số tiền lương được nhận trước khi thất nghiệp và số năm làm việc liên tục cũng như tuổi của người lao động. Trường hợp làm việc liên tục dưới 5 năm sẽ được nhận trợ cấp với mức tổng tiền lương của 90 ngày. Mức tiền đóng bảo hiểm khác nhau tùy ngành nghề công việc và thay đổi theo năm.

    Bảo hiểm sức khỏe: Thực tập sinh phải tham gia 2 loại bảo hiểm về sức khỏe là: bảo hiểm y tế và bảo hiểm thực tập sinh; bảo hiểm thực tập sinh do công ty tiếp nhận Nhật Bản đóng. Bảo hiểm này sẽ chi trả những chi phí điều trị khi thực tập sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tật,… không phải do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông gây ra (những trường hợp thương tật, bệnh tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra sẽ được áp dụng theo bảo hiểm tai nạn lao động). Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 70%, bảo hiểm thực tập sinh chi trả 30% chi phí điều trị.

    Trường hợp không tham gia bảo hiểm sức khỏe nêu trên thì thực tập sinh phải tham gia bảo hiểm sức khỏe toàn quốc.

    Thuế thu nhập và thuế cư trú

    – Thuế thu nhập: Những người có thu nhập tại Nhật Bản đều phải đóng thuế thu nhập. Thuế thu nhập của thực tập sinh được khấu trừ từ lương. Trường hợp tổng số tiền thuế thu nhập bị khấu trừ hàng tháng từ lương nhiều hơn số tiền thuế thu nhập phải đóng trong năm đó thì sẽ được hoàn trả vào cuối năm; nếu ít hơn sẽ phải đóng thêm.

    – Thuế cư trú: Thuế cư trú được tính căn cứ vào tổng thu nhập trong năm của thực tập sinh. Đối với thực tập sinh sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản vào những tháng cuối năm thì thuế cư trú của những tháng thuộc năm đó sẽ phải trả vào tháng 6 năm sau. Số tiền thuế cư trú của năm phải đóng được quyết định vào tháng 6 hàng năm và sẽ trả làm 12 lần, khấu trừ dần vào tiền lương tháng; bắt đầu đóng từ tháng 6 năm trước đến tháng 5 năm sau. Trước khi hết thời hạn hợp đồng ký với công ty tiếp nhận Nhật Bản, thực tập sinh phải nộp hết số tiền thuế cư trú còn lại trước khi về nước.

    Lương hưu phúc lợi – Nenkin

    Lương hưu là một phần tiền để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động của người lao động. Tất cả những người đang làm việc và hưởng lương tại các công ty của Nhật Bản (bao gồm cả người Nhật và người nước ngoài) đều phải tham gia chế độ lương hưu phúc lợi.

    Lương hưu được chi trả bao gồm: lương hưu tuổi già, lương hưu tàn tật và lương hưu cho gia quyến. Mức phí đóng chế độ lương hưu sẽ do công ty tiếp nhận Nhật Bản trả 50%, thực tập sinh trả 50% và được khấu trừ từ tiền lương tháng. Mức phí đóng lương hưu phúc lợi sẽ được Chính phủ Nhật Bản quy định vào tháng 9 hàng năm.

    Thực tập sinh sau khi rời khỏi Nhật Bản, sẽ được nhận lại tiền lương hưu đã đóng. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp đã tham gia đóng chế độ này với thời gian tối thiểu tháng trở lên mới được yêu cầu trả lại tiền lương hưu này.

    Thực tập sinh sau khi hoàn thành chương trình về nước sẽ được hướng dẫn khai hồ sơ để nhận lại số tiền lương hưu đã đóng trong thời gian làm việc tại Nhật Bản. Thủ tục yêu cầu trả lại tiền lương hưu cần phải có mã số bảo hiểm (được ghi trong sổ lương hưu), số tài khoản ở Việt Nam và một số giấy tờ khác như bản sao hộ chiếu chứng minh việc về nước. Sau 6 tháng kể từ khi gửi hồ sơ sang Nhật Bản, thực tập sinh sẽ được nhận lại số tiền lương hưu.

     

    – Tuổi từ 18 đến 38

    – Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên

    – Chiều cao: trên 1m60 đối với nam và trên 1m50 đối với nữ, cân nặng phù hợp với chiều cao

    – Không xăm mình, không bị tật nguyền, không có dị tật, không có sẹo; không bị cận thị, nhược thị, rối loạn sắc giác

    – Có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe

    – Có đạo đức, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án

    – Chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản, có ý chí quyết tâm cao, không bị ràng buộc bởi điều kiện gia đình để tránh trường hợp dừng tham gia chương trình giữa chừng.

    Xăm kín có đi XKLĐ Nhật Bản được không?

    Xăm hình đã có ở Nhật Bản từ rất lâu đời, nhiều người nhắc đến quốc gia này với truyền thống xăm trổ nhưng người dân tại Nhật Bản lại rất kỳ thị những người có hình xăm bởi nó liên hệ tới những băng đảng tội phạm Yazuka khét tiếng.

    Thời gian gần đây những tiêu chí tuyển chọn lao động có hình xăm cũng được các doanh nghiệp Nhật nới lỏng rất nhiều. Những người có hình xăm nhỏ, hình xăm kín, che khuất tầm nhìn vẫn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia.

    – Nếu có hình xăm nhưng đã xóa và còn sẹo bạn có thể tham gia các đơn hàng thuộc ngành nông nghiệp, may mặc, cơ khí, in ấn, đóng gói, chăn nuôi, xây dựng

    – Những lao động có hình xăm không muốn xoá hay có vết sẹo do xóa hình xăm có kích thước lớn chỉ có thể tham gia các đơn hàng liên quan đến ngành xây dựng

    Cận thị có đi XKLĐ Nhật Bản được không?

    Mắt kém đôi khi sẽ là nhược điểm khiến cho người lao động mất tự tin khi thi tuyển. Song điều đó không đồng nghĩa với việc vì vậy mà bạn không thể thi đỗ.

    Hiện tại một số ngành nghề có mức yêu cầu thị lực như sau:

    – Lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc: yêu cầu thị lực tốt từ 8/10

    Nông nghiệpxây dựng và thực phẩm: thị lực từ 5/10 đến 6/10 trở lên

    Là người dân tộc thiểu số thì có tham gia chương trình sang Nhật làm việc được không?

    Chỉ cần có quốc tịch Việt Nam thì bạn đã có thể tham gia chương trình Thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản. Ngoài ra, nếu thuộc các đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất, thân nhân của người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số… sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, thủ tục, học bổng.

    Chưa biết tiếng Nhật thì có tham gia chương trình Thực tập sinh được không?

    Đa số các ứng viên trước khi tham gia chương trình đều chưa biết tiếng Nhật. Khi đăng ký tham gia, bạn sẽ được đào tạo tiếng Nhật. Ngoài ra còn được đào tạo thêm về các kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng và phong cách làm việc Nhật Bản, kỹ năng làm việc hiệu quả, kỹ năng phát triển bản thân,… trước khi phỏng vấn.

    Tổng thời gian đào tạo từ lúc nhập học đến lúc xuất cảnh là 4 ~ 7 tháng. Thời gian học càng lâu thì khả năng tiếng Nhật, ý thức tác phong, kế hoạch phát triển sự nghiệp tương lai vững vàng hơn, sẽ tốt hơn cho giao tiếp cũng như công việc của bạn sau khi sang Nhật.

    Bằng cấp 2 có đi XKLĐ Nhật Bản được không?

    Thực tế chương trình XKLĐ Nhật Bản do Bộ LĐ-TH&XH ký kết với Bộ lao động – Y tế – Phúc lợi Nhật Bản từ năm 2006 không hề có yêu cầu liên quan đến bằng cấp. Yêu cầu tuyển dụng phụ thuộc chính vào đơn vị phái cử và đơn vị tiếp nhận TTS.

    Từ 2010 đến 2013, các công ty phái cử đã tăng lên nhanh chóng do đó họ đã khai thác và tiếp nhận được nhiều đơn hàng tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản từ phía nghiệp đoàn và xí nghiệp của Nhật. Khi đơn hàng về nhiều thì số lượng lao động đáp ứng về yêu cầu bằng cấp không đủ nên 2 bên đã phải hạ thấp điều kiện về bằng cấp để tuyển đủ người. Đơn hàng may mặc, đơn hàng cơ khí, một số đơn hàng về xây dựng yêu cầu chỉ có bằng cấp 2 là đi được.

    Tất nhiên nếu bạn có bằng cấp 3 trở lên sẽ được các doanh nghiệp Nhật ưu tiên chọn hơn. Nhưng nếu chỉ có bằng cấp 2, bạn vẫn có khả năng đỗ cao nếu có kinh nghiệm làm việc tốt.

    Độ tuổi nào phù hợp nhất để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

    Rất ít công ty xuất khẩu lao động tuyển chọn nam nữ tuổi 18, đặc biệt là nam thì gần như không tuyển. Lý do của việc này là do lao động 18 tuổi còn quá trẻ, không có kinh nghiệm làm việc, nhiều người không chịu được áp lực công việc.

    Thông thường độ tuổi phù hợp để tham gia là 19 – 29, những ngành đặc thù mà xí nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn như cơ khí (hàn, tiện) có thể lấy đến 32, dệt may dành cho nữ có thể lấy đến 35.

    13 nhóm bệnh không đủ điều kiện sức khỏe đi XKLD Nhật Bản

    – Nhóm bệnh tim mạch: Nhồi máu cơ tim, Bệnh tim bẩm sinh, Suy tim, Viêm cơ tim, Loạn nhịp hoàn toàn, Suy mạch vành, Người mang máy tạo nhịp tim, Viêm tắc tĩnh mạch, Người bị di chứng tai biến mạch máu não, Viêm tắc động mạch

    – Nhóm bệnh hô hấp: Ung thư phổi, Hen phế quản, Bệnh lao phổi, Viêm dày dính màng phổi, Tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính, Áp xe phổi, Tâm phế mạn, Khí phế thũng, Tràn dịch màng phổi, Xơ phổi

    – Nhóm bệnh tiêu hóa: Áp xe gan, Cổ chướng, Ung thư gan, Ung thư đường tiêu hóa, Loét dạ dày tá tràng có hẹp môn vị, Xơ gan, Sỏi mật, Lách to, Vàng da, Viêm gan A, B, C

    – Nhóm bệnh nội tiết: Đái nhạt, Cường giáp, Suy tuyến giáp, Đái tháo đường, Suy tuyến thượng thận, U tuyến thượng thận

    – Nhóm bệnh thận và tiết niệu: Suy thận, Thận hư nhiễm mỡ, Thận đa u thận, Viêm cầu thận cấp và mãn tính, Sỏi đường tiết niệu, Viêm thận vể thận cấp hoặc mãn tính

    – Nhóm bệnh thần kinh: U não, Bệnh u tuyến ức, Xơ hóa cột bên teo cơ, Thoát vị đĩa đệm cột sống, Tổn thương thần kinh trung ương và ngoại biên, Parkinson, Động kinh, Rối loại vận động, Liệt chi, Di chứng bại liệt

    – Nhóm bệnh tâm thần: Histeria, Nghiện rượu, Nghiện ma túy, Rối loạn cảm xúc, Tâm thần phân liệt

    – Nhóm bệnh cơ quan sinh dục: Ung thư cổ tử cung, Ung thư dương vật, Ung thư bàng quang, U nang buồng trứng, Ung thư vú, Sa sinh dục, U sơ tuyến tiền liệt

    – Nhóm bệnh cơ xương khớp: Loãng xương nặng, Viêm cột sống dính khớp, Thoái hóa cột sống giai đoạn 3, Viêm khớp dạng thấp, Viêm xương, Cụt chi

    – Nhóm bệnh da liễu và hoa liễu: HIV/AIDS, Vảy nến, Bệnh lậu cấp và mãn tính, Hồng ban nút do liên cầu, Viêm da mủ, Loét lâu lành, Viêm tắc động mạch, Viêm tĩnh mạch, Các loại xăm trổ trên da

    – Nhóm bệnh về mắt: Quáng gà, Đục nhân mắt, Thiên đầu thống, Viêm thần kinh thị giác, Thoái hóa võng mạc

    – Nhóm bệnh Tai mũi họng: Lao phổi, Xơ phổi, Ung thư phổi, Áp xe phổi, Hen phế quản, Tràn dịch màng phổi

    – Nhóm bệnh Răng hàm mặt: Dị tật vùng hàm mặt

    – Chi phí khám sức khỏe: 800k/lần. Khám 2 lần trước thi tuyển và sau khi trúng tuyển

    – Tiền dịch vụ chi trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

    Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, tổng phí dịch vụ: Không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm; không được quá 3 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 3 năm

    – Chi phí học tiếng Nhật

    Các công ty Nhật Bản yêu cầu người lao động nước ngoài phải có tối thiểu 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Đối với những bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa. Thậm chí bạn còn có thể được giảm trừ chi phí như với đơn hàng Điều dưỡng: Giảm 500$ khi có N4 và 900$ khi có N3

    – Chi phí đào tạo tay nghề

    Đối với những đơn hàng yêu cầu kỹ năng thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật. Thông thường chi phí đào tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau.

    – Chi phí ăn ở trong thời gian đào tạo

    Các công ty XKLĐ Nhật Bản lớn đều có trung tâm đào tạo trước khi xuất cảnh được trang bị đầy đủ ký túc xá cho các bạn ứng viên ở lại ăn ở trong quá trình học tập và đào tạo. Mức phí tùy thuộc vào từng công ty đưa ra.

    – Phí hồ sơ, dịch thuật, visa, vé máy bay

    – Phụ phí phát sinh nếu có: quần áo, giáo trình sách vở, vali, đồng phục…