GÓC TƯ VẤN

    Đăng ký tư vấn





    – Học sinh sang học Đại học, Cao học tại Đức gọi là Du học
    – Học sinh sang Đức học để trở thành một thợ chuyên môn gọi là DU HỌC NGHỀ, Du học nghề tương đương với học Trung cấp, Cao đẳng tại Việt Nam
    – Thời gian đào tạo nghề tại Đức: 3 năm
    – Ưu điểm DU HỌC NGHỀ:
    + Khi bạn đi học nghề bạn không phải thi TestAS hay phỏng vấn APS cũng như học dự bị khi vào chuyên ngành
    + Du học nghề thì lý thuyết và thực hành là 50/50. Do vậy ngoài những kiến thức về chuyên ngành bạn còn tích lũy kinh nghiệm trong công việc. Điều này  thì hệ Cử nhân hay Master không có
    – Bằng nghề của Đức được công nhận trên toàn thế giới

    – Nếu bạn muốn đi Du học nghề Đức bạn phải tối thiểu tốt nghiệp THPT trở lên độ tuổi từ 18-35 tuổi. Ngoài ra các bạn phải có trình độ ( tối thiểu là chứng chỉ sơ cấp 6 tháng) và kinh nghiệm đối với ngành nghề mà mình đăng ký tham gia
    – Sức khoẻ theo tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế (không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, lậu, giang mai, lao phổi….);
    – Không tiền án, tiền sự;

    Học sinh phải đạt trình độ tiếng Đức  tối thiểu B1 theo tiêu chuẩn châu ÂuSang Đức học sinh sẽ được đào tạo tiếp lên trình độ B2

    – Điều dưỡng
    – Cơ khí
    – Đầu bếp
    – Nhà hàng, khách sạn
    – Công nghệ thông tin, Lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị, Kỹ thuật điện xí nghiệp
    – Điện tử, Cơ khí, Xây dựng; Lắp đặt và sửa chữa đường ống; Công nghệ lạnh; Cơ điện tử
    ……

    – Học sinh phải được ký Hợp đồng học nghề(Ausbildungsvertrag) với một Doanh nghiệp của Đức nghành mà mình muốn học.Đây là học thực hành nghề.
    – Học sinh ký Hợp đồng học lý thuyết (Schulvertrag) với một trường học về lý thuyết nghành mình muốn học.Đây là học lý thuyết nghề.
    – Học sinh phải có bằng tiếng Đức B2 để theo học.Có thể học tại VN hoặc học tại CHLB Đức.
    Nếu tại CHLB Đức cần một Hợp đồng học tiếng,và sẽ sang học trước khoảng 8 tháng-1năm tiếng tùy theo

    – Về cơ bản Đức miễn phí cho Du học nghề trừ một số ngành đào tạo không nằm trong chương trình đào tạo kép.
    – Tiền học bổng mà các bạn hỏi chính là tiền Vergütungsgeld.Gọi là học bổng không sai nhưng gọi là tiền hỗ trợ học nghề đúng hơn. Tùy vào từng Bang và từng ngành nghề mà mức hỗ trợ học nghề khác nhau trung bình khoảng 800-1200 EUR/ tháng

    – Chi phí sinh hoạt trung bình là 300 EUR ( Nhà ở 150 EUR, tiền ăn 150 EUR)
    – Tùy theo từng Doanh nghiệp có chỗ ở cho Học sinh hay không.Có thể hỗ trợ100%,50% hay tùy theo.Nhưng về căn bản không có

    Câu trả lời là  ĐƯỢC. Các bạn Du học nghề tại Đức ngoài tiền được hỗ trợ học nghề hàng tháng các bạn được phép đi làm thêm 21h/tuần với mức lương trung bình khoảng 8.5 EUR/tiếng

    Chế độ nghỉ ở đây được ghi rõ trong hợp đồng theo đúng quy định nghỉ của chính phủ Liên bang và chính phủ Tiểu bang.Thời gian nghỉ vẫn được tiền hỗ trợ

    – Khi ốm phải báo ngay cho nhà trường,doanh nghiệp cơ sở đào tạo ngay buổi sáng sớm.Nếu ốm quá 3 ngày phải có giấy xác nhận của Bác sĩ.
    – Khi ốm kéo dài Doanh nghiệp cơ sở đào tạo vẫn trả lương tới 6 tuần.Qua 6 tuần sẽ do hãng bảo hiểm y tế chi trả(Krankengeld).

    – Trong hợp đồng ghi rõ thời gian học thử (Probezeit).Thông thường từ 2-4 hoặc 6 tháng tùy theo.Nếu hợp đồng không ghi rõ thì hiệu lực theo luật quy định là 4 tuần.
    – Trong thời gian này Hợp đồng có thể hủy bất cứ lúc nào nếu học sinh sai phạm.
    – Hết thời hạn này hai bên phải tuân theo hết những gì đã cam kết trong hợp đồng.

    – Học sinh được tôn trọng và đối xử,chế dộ như người dân CHLB Đức.
    – Khi có bất đồng có thể liên lạc với chuyên viên tư vấn của Hiệp hội dạy nghề hoặc Hội đồng Doanh nghiệp cơ sở đào tạo (Betriebsrat)
    – Khi học sinh nhận được giấy cảnh cáo (Abmahnung)cần phải xem xét lý do nhận được nó.Doanh nghiệp cơ sở đào tạo có quyền đuổi nếu đã gửi tới 2 giấy này.

    CÓ bạn hoàn toàn có thể xin định cư tại Đức. Sau 06 năm tại Đức ( 03 năm học tập+ 03 năm làm việc) bạn được phép nộp đơn xin định cư tại Đức. Sau 08 năm(03 năm học tập + 05 năm làm việc) bạn được phép bảo lãnh vợ, chồng, con( dưới độ tuổi vị thành niên) sang Đức theo luật đoàn tụ